NGƯỜI HÀNG RONG TRÊN NÓC XE LỬA



Một hành trình của phóng viên đài TV5 Monde, đi khắp nơi trên thế giới cho phóng sự phong phú của mình, trong đó có Việt Nam, hành trình kể lại chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Tôi lấy chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội, một ngày không mưa, nóng bức, hành khách đông nghẹt chờ mua vé để đi chuyến xe lửa ra Đà Nẵng, tôi hỏi anh bảo vệ tại nhà ga ‘từ Sài Gòn ra Đà Nẵng mất mấy giờ?’ anh trả lời ‘20 giờ‘, mỗi người ngồi trên một băng ghế bằng gỗ, giống như những chiếc ghế công viên nhưng rất nhỏ chỉ gần 60cm.

Chuyến xe khởi hành, từ Sài Gòn vào buổi trưa, chỉ gần 1.000 km mà mất 20 giờ, như vậy xe chạy mấy km/h điều này là không tưởng tượng. xe chạy qua các đường phố trong thành phố, thấy nhà san sát nằm kế bên đường ray, trông rất nguy hiểm, thấy chó, mèo, xe đạp, con nít vv và vv. Một cảnh tượng mà tôi chưa từng gặp, nhưng cái đặc biệt là ai cũng có một nụ cười. Lúc nào cũng cười, người khó khăn đến đâu cũng cười. Đi đến tối, mọi người đều ngủ, vì đường dài, và xe chạy quá chậm, tôi thấy ai cũng nằm chèo queo trên chiếc ghế cứng của mình, trên tàu còn có một chiếc xe nhỏ đẩy bán các loại thức ăn gồm cơm, và nước, nhưng tôi không dám ăn, chỉ khi nào chắc chắn thì mới dám ăn.
Sáng dậy, tôi tìm đến nói chuyện với mấy anh chị hành khách, lúc nào họ cũng niềm nở vì tôi là người nước ngoài, cởi mở và hiếu khách, anh kể về cuộc sống khó khăn, vào Sài Gòn thăm con ăn học, hôm nay trở về quê làm lụng để có tiền cho con ăn học tiếp. Gặp một chị khoảng 50 tuổi, cũng thăm con trong Sài Gòn, hình như nơi đây là điểm hẹn của giới trẻ vào đại học. Họ không cho con ăn học tại nơi họ sinh ra, mà gửi đi xa gia đình, chắc vì muốn rèn luyện sự tự lập.

Gặp hai cô nữ tu, mặc áo xám, trông khá xinh, bắt chuyện mới biết cô vô Sài Gòn học đạo nay trở ra, tôi cũng thấy cô cũng có nụ cười, nụ cười đối với người Việt Nam là ấn tượng nhất, nó thể hiện nhiều khía cạnh, không lo âu, thanh thản, vị tha, cởi mở,  sau khi bắt chuyện,
Cô dạy rằng ‘khi mình bực dọc ai, nên hít thở chậm và nghĩ đến chuyện khác quan trọng hơn, như vậy mình mới có thể cười và không tức giận quá mức’.
Điều này mới nghe hơi lạ, nhưng tạo cho tôi sự lưu ý. Sau phần trò chuyện, tôi xin cô cho biết tên chủa để khi có dịp sẽ đến, cô niềm nở cho biết ngay.
Tàu đến nhà ga Đà Nẵng, tôi đi thăm phố xá, rồi lại tiện đường hỏi thăm chùa, tìm ra chùa nơi cô tu hành. Khi tôi đến, cô rất mừng và không khỏi ngạc nhiên vì không hiểu sao tôi lại đến ghé thăm chùa, và được cô cho xem bếp của nhà chùa, bếp trông đơn giản, chỉ là hai ba cái lò đặt dưới đất, nung bằng củi, nồi thì đen, thớt cũng thế, nó đen lắm. Có mấy cô đang nấu, tôi tò mò xem họ nấu gì?, khi hỏi
Cô nói’ nấu món chay, gồm có nấm đông cô, rau cải và cà rốt’,  thấy cô đập nấm đông cô tôi hỏi
tại sao đập và đập làm gi?’
Cô nói’ đập cho nấm mềm hơn, khi đập nên nghĩ đến là mình đang đập nấm chứ không nên suy nghĩ lung tung’. Khi đến nhà ăn, có khoảng 50 cô ngồi ăn, trong yên lặng và tôi hỏi
Tại sao không ai nói gì?’
Cô nói’ khi ăn phải thanh tịnh, cho thức ăn được tiêu hóa và sẽ biết được hột cơm đi đến đâu?’.
Nhìn vào hai nồi cơm bằng điện, thật hết sức ngạc nhiên, chỉ có hai nồi cơm nhỏ xíu, cho 50 người, ăn chỉ toàn rau, thực tập thiền rất nhiều, còn công phu, ăn ít mà làm nhiều sao mà to lớn được. Khi đến chánh điện, tôi thấy các cô ngồi thiền định hàng giờ, sau đó chúng tôi chia tay.
Tôi hỏi cô ‘tại sao tôi được gặp cô?
Cô nói ‘ là nhân duyên’.
Điều này cũng là một triết lý của cô, tôi khám phá điều gì nơi đây cũng có một triết lý riêng của nó. Chia tay nhà chùa, tôi lên xe lửa để đi tiếp ra Huế, nơi có các lăng tẩm của các triều đại vua. Các vua này thường có hơn trăm vợ và hơn trăm con, và mất sớm, điều này rất bình thường.
Khi lên xe rời Đà Nẵng, tôi thấy rất nhiều phụ nữ bán hàng chạy theo xe, nhưng rất lạ là chỉ có bán một món mực khô, không thấy gì khác hơn. Có một cô thảy cho tôi một khăn lau tay ướt lạnh, sau đó các cô bán hàng chạy lên hết vào trong xe, đến thu tiền của khách mua hàng và tôi. Sau đó họ nhảy lên nóc xe, trong rất nguy hiểm, khi xe qua đọan đường đèo là đoạn nguy hiểm nhất, tôi thấy các cô vẫn ở trên đó, chỉ có vài người bán hàng là vào trong xe lửa khi đến gần nhà ga.
Tôi hỏi họ ‘ sao không thấy sự nguy hiểm
Họ trả lời ‘ đó là miếng cơm hàng ngày của gia đình, nếu vào bên trong xe thì sẽ trả tiền vé đứng, mà như thế chúng tôi không đủ tiền lời mua cho con thức ăn hàng ngày, cộng thêm ăn học’.
Tôi hỏi tiếp’ nhà nước không giúp gì sao?’
‘Có chứ Hội phụ nữ phường Hòa Hiệp Bắc (Đà Nẵng) hứa hẹn đủ điều rồi mọi việc vẫn như cũ, không đủ sống chúng tôi cũng phải tự lo cho gia đình của mình’ cô bán hàng nói.
Nhưng điều lạ là, họ vẫn cười, một nụ cười của những người  hàng rong không tương lai đầy nguy hiểm, chia tay họ tôi đến thăm xứ Huế. Xứ của nhiều lăng tẩm, thời vua Nguyễn và các triều đại khác. Rời Huế, tôi đi đến Hà Nội, đến nhà ga Hà Nội, tôi đi bộ dọc nhà ga theo vết các đường ray, thấy những ngôi nhà san sát, ghé vào bên trong tôi hỏi một cô chủ nhà
Cô sống nơi đây bao lâu’
Cô trả lời ‘lâu lắm rồi’.
‘Hằng ngày xe lửa chạy ngang qua cô có khó chịu không?’ tôi hỏi
Cô trả lời ‘không?’
‘Rồi cô làm gì? tôi tiếp
Cô nói ’ra hiệu vẫy chào và anh tài xế xe lửa nhấn còi đáp trả’.
Sau khi chia tay cô chủ nhà, tôi đi dọc các phố, mỗi phố đều có một cái tên: hàng bưởi, hàng tre, hàng đào, hàng giấy  vv. Tôi ghé sang phố toàn là bán đồ giấy, ghé vào thấy toàn là nhà, tiền giấy mà người Việt Nam gọi là hàng mã, tôi gặp hai cô gái trẻ và họ đang mua đồ giấy này, thấy lạ tôi hỏi, thế là họ trả lời bằng tiếng Pháp, cũng ngạc nhiên vì họ nói tiếng Pháp. Tôi hỏi
Cô mua đồ này làm gì?’
Để đốt cho người mất’ cô trả lời
Tại sao là thế?’ tôi hỏi
Đó là tục lệ người Việt Nam người mất được hưởng thụ như một người đang sống như nhà cửa, tiền Euro, tiền đô, điện thoại, xe hơi vv’ cô trả lời
Thấy lạ, tôi bèn xin cô cho tôi được quay phóng sự nhà cô, trở về nhà mình, một căn hộ trong phố đông đúc dân cư, đi lên bậc thang kế bên hông nhà, nhỏ xíu, lên lầu ba, để xem họ làm gì. Tôi thấy có một cụ già, khi chúng tôi nói chuyện ông cũng trả lời bằng tiếng Pháp lưu loát, ông khoảng hơn 80 tuổi. Trên bàn thờ có một quyển tự điển Pháp Việt, và nhang đèn, hình ảnh người mất cộng thêm trái cây, tôi hỏi
Giấy tiền này khi nào đốt ?’
Bây giờ’ cô nói
Ở đâu ?’ tôi tiếp
Ngoài đường’ cô nói
Thấy lạ, tôi theo cô xuống nhà, thực sự cô có một cái lò inox đặt dưới sân nhà, trước đó là một tiệp bán hàng điện tử, cô bỏ tiền vào đốt, toàn giấy 500 euro, không biết tại sao đốt, nó có đến tay những người mất hay không ? nhưng cũng là một điều kỳ thú.
Chia tay gia đình, và không khỏi cảm ơn mọi người nhất là cụ già hơn 80 tuổi đời. Chia tay những con người rất bình thản trong cuộc sống ồn ào náo nhiệt của thành phố, không biết họ khó khăn hay khá giả nhưng đều có một nụ cười trên môi, nụ cười mang theo sự thân thiện và gần gũi, chưa thấy nhiều ở các nước lân cận. Một ấn tượng sâu sắc của người Việt Nam.

Người nước ngoài khi họ tìm hiểu bất cứ việc gì cũng tìm đến tận gốc rễ, khi họ đi đến đâu không chỉ thu thập thông tin ngoài đường phố, còn đi vào hoàn cảnh sống người dân bản xứ họ đi vào cuộc sống từng người, để biết cuộc sống thực hư ra sao, họ không hời hợt chỉ nghe mà phải thấy tận mắt. Không những chỉ đoạn phóng sự này mà còn những phóng sự khác một mặt của cuộc sống Sài Gòn, của Quận 4, quận 8 mà tôi chưa trình bày trong bài viết này, nhưng là một sự thật rất đau lòng cho người dân Việt, cảnh phồn hoa họ không bao giờ nói đến, họ chỉ lưu tâm ở khía cạnh nghèo khó của Việt Nam mà thôi, từ những thước phim phóng sự này cho toàn thế giới, người phương Tây nghĩ rằng ‘ người Việt Nam còn lạc hậu và nghèo nàn quá, những ai trong nước có cuộc sống tốt hơn, mai mắn hơn những người kém mai mắn kia, họ có suy nghĩ gì chăng ?.
08 June 2012 theo phim tư liệu TV5 monde

 Hình ảnh theo google

 
ĐỒNG HƯƠNG © 2012 - Xây dựng bởi Blog Thiết Kế – Hỗ trợ bởi Người Áo Lam - Giao diện Rumah Dijual