Chúng ta thường nghe nhiều dư luận khoa học cũng như
báo chí, truyền hình tranh cãi và lên án
các quốc gia không quan tâm về sự sống còn của rừng nhiệt đới Amazon, nào là nạn
khai thác và đốn rừng bừa bãi để làm gỗ xây dựng, sự phát triển kỹ nghệ tân tiến
gây ra sự hâm nóng hoàn cầu làm biến mất sinh vật của vùng, chính phủ khai thác
phá rừng để xây nông trại nuôi gia súc, xây đường xá mở mang kỹ nghệ, dần dà rồi
rừng Amazon sẽ biến mất… Tại sao chúng ta cần phải quan tâm đến việc sống còn của
rừng Amazon và đời sống hằng ngày của chúng ta sẽ ra sao…
Giới thiệu về rừng nhiệt đới Amazon
v Rừng
nhiệt đới Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ.
Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu vực Amazon bao gồm một diện tích 7
triệu km² , trong đó rừng nhiệt đới chiếm 5.5 triệu km² . Khu vực này nằm trong
lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60 % rừng nhiệt đới), Peru (13
%), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana,
Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên
Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng nhiệt đới Amazon chiếm hơn 50 % rừng nhiệt
đới còn lại của Trái Đất và bao gồm một dãy rừng nhiệt đới lớn nhất và phong
phú nhất về loài vật trên thế giới.
v Rừng
nhiệt đới Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là khu dự trữ
sinh quyển (cái phổi) cho loài người. Nhờ vào sự hấp thụ CO2 của cây
cối rồi thải oxygen ra không gian. Hơn 20% oxygen trên thế giới tiết ra từ rừng
nhiệt đới Amazon. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại
tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn
tại và phát triển của thế giới loài người.
Khu
vực này là quê hương của khoảng 2.5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài
thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000
loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật
lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng
20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng nhiệt đới Amazon. Các nhà
khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128 .843 loài động vật không xương sống chỉ tại
mỗi Brasil.
v
Năm 1950 trên 15% diện tích trên trái đất bao trùm bởi rừng
nhiệt đới. Ngày nay hơn phân nửa diện tích rừng ấy đã biến mất vì nhiều lý do
như nạn cháy rừng hay bị khai thác gỗ kỹ nghệ bởi loài người và vận tốc khai
thác ấy vẫn còn tăng nhanh trong tương lai gần. Trong khoãng thời gian này thì rừng Amazon
cũng biến mất 20% diện tích của nó. Sự tàn phá rừng sẽ còn trầm trọng hơn nhiều
trong những năm gần đây. Giới khoa học ước lượng riêng rừng Amazon sẽ bị khai
thác và biến mất với tốc độ 32.000 km2 mỗi năm. Vấn đề tàn phá rừng
để khai thác gỗ hay phát triển đường xá mang lại nhiều hậu quả xấu về ô nhiễm
nước và không khí, đất bị soi mòn, khí thải CO2 nhiều vào không
gian, sự tàn phá nơi cư ngụ của dân bản xứ (mọi), sự mất mát đa dạng sinh học của
sinh vật và thực vật…Càng ít rừng nhiệt đới đồng nghĩa với sự giảm sút lượng
mưa và oxygen cho chúng ta thở cũng như tăng dần việc hâm nóng toàn cầu. Ai
tham dự vào việc phá rừng? Ở xứ bắc Mỹ càng tiến bộ thì nhu cầu vật chất càng tăng
cao như vật liệu nội thất (furniture) làm bằng gỗ quí, xây nhà cửa, và nhất là
kỹ nghệ làm giấy. Các nước trên đà phát triển khác cũng không khá hơn. Các nước
tân tiến đang bị chê bai về tàn phá môi trường vô trách nhiệm như Brasil,
Malaysia và Indonesia vì họ khai thác và phá rừng quá mức cho kỹ nghệ gỗ xây dựng.
v Sự
hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương
trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây. Trong thế kỷ
20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0.6 ± 0.2 °C (1.1 ± 0.4
°F). Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC- International Pannel on
Climate Change) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt
động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ
Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện
tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên
từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó. Các
dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất của
IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1.1 đến 6.4 °C (2.0 đến
11.5 °F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này
tăng lên khi khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác
khác nhau và sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà
kính tương lai. Các yếu tố không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần lên và các biến
đổi liên quan sẽ khác nhau giữa các khu vực trên toàn thế giới. Hầu hết các
nghiên cứu tập trung trong giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ
tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính,
đều này là do nhiệt dung riêng của đại dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu
trong khí quyển.
Nhiệt
độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi lượng giáng thủy,
có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt đới. Hiện tượng ấm
lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực.
Tiếp
tục có những cuộc tranh luận chính trị và tranh cãi trong công chúng về việc liệu
có phải là Trái Đất thực sự đang ấm dần lên, và con người cần phải làm gì để đối
phó với hiện tượng này. Người ta
tìm nhiều cách để giảm thiểu lượng phát thải, thích nghi để giảm thiệt hại do sự
ấm lên gây ra, và đặc biệt hơn nữa là áp dụng các kỹ thuật địa chất để có thể
làm giảm thiểu sự ấm lên. Hầu hết các chính phủ đã ký và thông qua Nghị định
thư Kyoto và Copenhagen với mục đích giảm phát thải khí nhà kính.
Các
kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học và viện hàn lâm
khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công nghiệp hàng đầu Trái
đất của chúng ta nhận năng lượng nhiệt từ mặt trời qua bức xạ chiếu xuống mặt đất.
Khoảng 70% năng lượng này được hấp thụ để làm cho mặt đất ấm lên, 30% còn lại bị
phản chiếu trở lại không gian. Nhưng vì trái đất phát ra tia bức xạ hồng ngoại ở
bước sóng dài nên phần lớn năng lượng bị giữ lại trong các lớp khí đã tích tụ
trong khí quyển, nhiệt độ của trái đất vì thế mà còn cao hơn so với khi không
có các khí này trong khí quyển. Đây là
hiện tượng nhà kính giống như trong các nhà kính mà những người làm vườn trồng
hoa quả ở các nước ôn đới sử dụng để giữ ấm cây trồng khi nhiệt độ bên ngoài xuống
quá thấp. Từ hàng nghìn năm, các khí thải từ những nguồn thiên nhiên phát ra đã
tích tụ trong không trung và đạt đến một nồng độ ổn định, giữ cho trái đất có một
nhiệt độ trung bình khoảng 15oC phù hợp với đời sống con người. Nếu
không có hiện tượng này, năng lượng nhiệt nhận được từ mặt trời sẽ thoát đi một
phần và nhiệt độ trái đất lúc ấy chỉ là -18oC theo các tính toán.
Nhưng khi nồng độ của các chất khí ấy lên quá cao thì năng lượng được giữ lại sẽ
nhiều hơn và trái đất sẽ ấm lên.
Người
ta đã bắt đầu đo nhiệt độ trái đất từ đầu thế kỷ 19 và nhận thấy rằng nhiệt độ
này càng ngày càng tăng. Qua các tính toán với những kịch bản khác nhau, người
ta có thể dự đoán nhiệt độ trái đất vào cuối thế kỷ 21 và xa hơn nữa. Các báo
cáo của IPCC cho thấy rằng trong 50 năm vừa qua, nhiệt độ trái đất tăng 0.13oC
mỗi thập kỷ nghĩa là gấp hai lần mức tăng trung bình trong 100 năm trở lại đây.
Theo
dự đoán của các chuyên gia người ta thấy rằng tùy theo trừơng hợp mà đến cuối
thế kỷ 21 nhiệt độ trái đất có thể tăng hơn cuối thế kỷ 20 1.8oC
(trường hợp lạc quan nhất) hay thậm chí 4oC (trường hợp xấu nhất).
Một
minh chứng rõ rệt cho việc trái đất ấm dần lên là hiện tượng tan băng ở hai cực
của trái đất và ở nhiều vùng phủ băng tuyết như Greenland hay vùng Patagonia ở
Nam Mỹ. Một hậu quả của việc tan băng này là hiện tượng mực nước biển dâng cao.
Người ta thấy rằng giữa các năm 1870 và 2001, nước biển đã dâng cao 20cm. Giữa
năm 1993 và 2006, các vệ tinh đo đạc cho thấy nước biển đã dâng cao 3,1 mm.
Khi
so sánh với sự gia tăng nồng độ các khí thải nhà kính trong khí quyển, người ta
có thể kết luận rẳng chính việc phát tán ra không trung các khí thải nhà kính
như CO2 và methane là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Trên hình ta
thấy chỉ từ khi bắt đầu thời kỳ công nghiệp hóa, nồng độ CO2 mới tăng
lên đáng kể. Nồng độ này vào năm 1750 chỉ là 280 ppm (ppm= một phần triệu) đến
năm 2005 đã lên đến 379 ppm, tức là khoảng 3.000 tỷ tấn CO2 hiện có
trong khí quyển. Từ năm 2000 đến năm 2005, lượng CO2 trong không
trung tăng 26.4 triệu tấn mỗi năm. Đến năm 2100 người ta cố đạt đến một nồng độ
trung bình 450 ppm còn nếu không có các biện pháp giảm thiểu, nồng độ này có thể
lên trên 950 ppm. Cũng tương tự như thế, nồng độ khí methane tăng từ 600 ppb
(ppb=một phần tỷ) vào thời kỳ bắt đầu công nghiệp hóa lên 1.744 ppb vào năm
2005 (tương đương với 4.932 triệu tấn methane trong khí quyển).
Để
đánh giá khả năng gây biến đổi khí hậu của các loại khí thải nhà kính khác
nhau, người ta thường quy về lượng CO2 tương đương.Thí dụ như khí methane,
mặc dù nồng độ của nó trong khí quyển không đáng kể, nhưng tác động của mỗi
phân tử methane quan trọng gấp 21 lần một phân tử CO2.
Các
nỗ lực của khoa học kỹ thuật hiện nay nhắm tới mục tiêu giảm lượng khí thải nhà
kính phát tán ra không trung và tìm cách giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa
thạch như than, dầu mỏ qua việc thay thế chúng bằng những nhiên liệu ít phát
tán CO2 (năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng….). Người ta thấy
nông nghiệp mà chủ yếu là chăn nuôi cũng tạo ra một lượng khí thải nhà kính
quan trọng vì thế cho nên việc giảm các súc vật nuôi lấy thịt là một biện pháp
hữu hiệu.
Ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu trên lương thực, dinh dưỡng: Biến đổi khí hậu sẽ làm
giảm sản lượng lương thực trên thế giới và tạo ra các cơn khủng hoảng lương thực
trầm trọng.
Khi
nồng độ khí CO2 trong không khí tăng lên thì năng suất của một số thực
vật gọi là C3 như lúa, lúa mì, đậu nành, khoai tây, rau …tăng lên nhiều hơn các
thực vật C4 như bắp, mía , kê, lúa miến. Tuy nhiên chất lượng của chúng có phần
giảm đi, thí dụ như hàm lượng calcium, tinh bột trong hạt gạo thay đổi cũng như
nhiệt độ gelatin hóa của nó.
Nhiệt
độ không khí có ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng vì các loại cây lương thực
hiện nay đã thích nghi với nhiệt độ bình thường, sự tăng hay giảm nhiệt độ sẽ
làm giảm năng suất của chúng. Người ta dự đoán rằng, với việc trái đất ấm dần
lên năng suất nông nghiệp ở các nước đang phát triển sẽ giảm đi từ 9 đến 21%,
trong khi ở các nước phát triển năng suất chỉ giảm 6%. Theo báo cáo Stern của
chính phủ Anh quốc, nếu nhiệt độ trái đất tăng lên 3oC, giá lương thực
trên thế giới sẽ tăng 40% và ở vùng nhiệt đới sẽ có từ 100 đến 500 triệu người
thiếu đói.
Đa dạng sinh học của rừng nhiệt đới
Tại
sao sự mất mát của rừng nhiệt đới có ảnh hưởng gì về đời sống chúng ta với hậu
quả quản trị yếu kém về tài nguyên thiên nhiên của con người?
Việc
mất mát của rừng nhiệt đới sẽ đưa đến một hậu quả tệ hại không đoán lường được
cho thế giới vì tính chất đa dạng sinh thái của nó còn quan trọng hơn hệ thống
sinh thái trên mặt đất này. Chúng ta hãy xem những thực tế sau đây:
v Chỉ
riêng hồ Amazon của Brasil có chứa nhiều loại cá hơn tất cả các sông ngòi Âu
Châu.
v Một
mảnh đất 25 acres của rừng nhiệt đới Borneo chứa hơn 750 giống cây mà số lượng
cây còn nhiều hơn tất cả cây cối của Bắc Mỹ cộng lại.
v Chỉ
riêng rừng dự trữ ở Peru là nhà của những đàn chim còn nhiều hơn số lượng chim ở
Hoa Kỳ. Một phần năm dân số chim trên thế giới sống ở rừng Amazon.
v Số lượng cá của những hồ Amazon còn nhiều hơn
số lượng cá của cả Đại Tây Dương.
v Hai
phần ba số lượng nước ngọt trên thế giới nằm trong những hồ ở Amazon.
Vì
tính chất đa dạng sinh học của Amazon quá bao la cho nên chỉ có 1% giống sinh vật
và thực vật được nghiên cứu bởi các nhà khoa học hiện đại. Cứ mỗi acre rừng
Amazon biến mất thì ảnh hưởng trầm trọng đến sinh vật và cây cối. Các nhà khoa
học phỏng đoán là chúng ta mất đi 137 loài động vật và thực vật mỗi ngày vì nạn
phá rừng vẫn còn tiếp diễn. Thật ngạc nhiên khi các nhà khoa học cho biết rằng
có bao nhiêu vì sao trên trời thì có từng ngấy giống sinh vật và thực vật trên
trái Đất. Người ta ước lượng có khoảng 5 triệu loài vật sống trong rừng nhiệt đới.
Và rừng nhiệt đới chiếm 2% diện tích Trái Đất và tương đương 6% diện tích đất
đai. Hàng trăm hàng ngàn giống sinh vật
dần dà biến mất trước khi con người khám phá ra và đặt tên cho chúng. Nếu sự
tàn phá rừng theo tốc độ hiện nay thì 80% đến 90% hệ thống sinh thái rừng nhiệt
đới sẽ biến mất vào năm 2020 theo các chuyên gia khoa học.
Tại sao tệ nạn tàn phá rừng vẫn tiếp diễn?
Khai
thác rừng để làm kinh tế gỗ vẫn là điều kiện tối hậu để phá rừng. Tuy nhiên
cũng có những lý do khác không kém tầm quan trọng về việc phá rừng như: khai
thác rừng làm nông trại nuôi gia
súc, trồng trọt cây dược thảo, để nuôi gia súc, trồng cây trái với hiệu
xuất kinh tế cao hơn – cây dầu, bắp, đậu nành, thuốc phiện, v.v.v… Các quốc gia
phát triển có nhiều nhu cầu về gỗ xây dựng, gỗ quý làm bàn ghế, làm hòm để chôn
người mất đi…hoặc làm than đốt cho kỹ nghệ làm sắt, kỹ nghệ làm giấy. Các quốc
gia Á đông như Nhật, Thái Lan, Philippine, Malaysia, Ivory Coast và Indonesia cần
rất nhiều gỗ vì trong nước họ số lượng gỗ hầu như cạn kiệt cho nên các quốc gia
này nhập rất nhiều gỗ từ vùng Amazon.
Ngày
nay Brasil cần phát triển kinh tế nên chính quyền có nhiều dự án xây vĩ đại làm
nhà máy làm giấy, làm nông trại nuôi gia súc có lợi nhuận cao như bò, dê, heo
và gà. Để xây một nhà máy giấy họ cần phá và đốt 10.000 km2 rừng
Amazon, sau đó họ trồng cây làm giấy. Hơn nữa họ cần phá thêm 3.500 km rừng để
làm đường xá chuyên chở gỗ. Chỉ nội nhà máy giấy tiêu thụ hơn 2.000 tấn cây gỗ
rừng để phát ra 55 magawatts điện lực cung cấp cho máy móc. Thí dụ nhà máy giấy
Aracruz ở Brasil tiêu thụ hàng năm 200 triệu tấn gỗ để sản xuất 1 tấn bột giấy
(pulp).
Mặt
khác nhu cầu thịt tây phương càng ngày càng gia tăng khủng khiếp cho nên càng
khuyến khích giới kinh doanh phá nhiều rừng
hơn để khai thác nông trại nuôi gia súc cung ứng cho nhu cầu tiêu thụ không ngừng
tăng trưởng. Chỉ riêng Brasil đã nuôi hơn 220 triệu bò gia súc, 20 triệu dê, 60
triệu con heo và hơn 700 triệu gà. Đa số diện rừng nhiệt đới Amazon biến mất vì
rừng biến thành nông trại dùng để nuôi gia súc hầu kịp cung cấp nhu cầu thịt
cho tây phương.
Mấy
năm gần đây kỹ nghệ trồng đậu nành làm thức ăn cũng như làm dầu sinh học (biofuel)
tăng rất mạnh trên 16% mỗi năm vì phương tiện cơ bản như đường xá và điện lực được
mở mang cũng như nhu cầu đòi hỏi thế giới càng cao cộng với giá dầu thô thị trường
tăng cao. Nhưng đến năm 2006 chính phủ
Brasil ra dự luật để làm giảm việc trồng trọt cũng như sản xuất đậu nành cho
công nghệ và từ đó nạn phá rừng để khai thác đậu nành cũng giảm đi khá nhiều.
Nhưng
nạn đe dọa phá rừng vẫn chưa ngừng ở đây. Gần đây giới công nghệ tìm cách khác hiện
đại và khoa học hơn để trồng cây dầu cọ (palm oil) vì các quốc gia lân cận như
Peru, Columbia và Ecuador đã cho phép và nhượng đất đai cho các nhà đầu tư khai
thác phần rừng Amazon của họ để khai thác dầu cọ.
Mối đe dọa lớn vẫn là chính phủ Brasil.
Thựa
ra sự đe dọa trực tiếp hay gián tiếp hệ thống sinh thái rừng nhiệt đới nằm trong
trách nhiệm của các chính phủ và các bộ tài nguyên nhiên của họ. Năm 2011 Ủy Ban Quốc tế về Tài Nguyên ra khuyến
cáo rằng các quốc gia trên thế giới cần 700 tỉ đôla để trang bị hệ thống nước
ngọt, canh nông, năng lượng sạch và vận tải một cách vô hại cho môi trường
(green). Trong khi đó rừng Amazon còn rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết vì
đây là kỹ nghệ gỗ vỉ đại nhất của Brasil mà tài chánh thu thập dùng để trả nợ quốc gia. Vì thế nhiều
cơ quan quốc tế như World Bank phải cho Brasil vây tiền không lãi xuất. Trên thực
tế chính phủ Brasil làm sở hửu chủ đại đa số rừng Amazon. Cho nên rừng Amazon
tăng trưởng hay thụt lùi tùy thuộc vào chính sách của Brasil mà đa số chính
sách quốc gia trên thế giới là tiêu hủy rừng để gây quỹ cho ngân sách quốc gia
là cách dễ dàng nhất. Họ còn khuyến khích bằng những quyền lợi thuế má cho tư
nhân nếu họ khai thác rừng chuyển sang nông trại, mở mang đường xá, v.v….Có rất
nhiều dự án để mở mang đường xá, xây cất đập thủy điện, làm nông trại trồng trọt
được hỗ trợ bởi chính quyền và các cơ quan. Hình như giới thương gia không quan
tâm cho lắm về tài nguyên mất mát và họ chỉ nghĩ đến mang nhiều lợi tức cho
công ty họ mà thôi. Đa số các quốc gia vùng nhiệt đới đều nghèo. Thí dụ Brasil
chi tiêu 40% ngân sách quốc gia của họ để trả nợ. Và đồng lương trung bình là 2.000$
mỗi năm/công dân (per capita income). Trên thực tế Brasil là một trong những quốc
gia Nam Mỹ có nhiên liệu trù phú nhất, nhưng vì chính phủ họ chưa hội đủ tài
năng để quản trị tốt tài nguyên sẳn có để trả nợ mà thôi. Các nước kỹ nghệ phát triển cần phải giúp đỡ Brasil học hỏi thêm để
bảo vệ tài nguyên thiên phú một cách hữu hiệu hơn mà họ không nhất thiết phải
tàn phá rừng để trả nợ quốc gia.
Rừng nhiệt đới là nhà thuốc cho thế giới.
Rừng
nhiệt đới cung cấp ¼ dược liệu cho thế giới, 70% cây cối tìm ra trong rừng có
khả năng chống ung thư (cancer). Chưa kể rất nhiều dược thảo có tác dụng chữa
những căn bệnh hiểm nghèo chưa được khai thác. Có bao nhiêu dược thảo dùng để
chữa bệnh hiểm nghèo đã mất đi trước khi dược thảo được khám phá? Hai loại thuốc
trích từ cây rừng nhiệt đới được biết như Ốc Madagasca (periwinkle) nay đã biến
mất vỉnh viễn vì tệ nạn phá rừng Madagasca. Chất dược thảo này có tác dụng chữa
trị 20% đến 80% hữu hiệu căn bệnh bạch huyết cầu (leukemia) của trẻ em. Hãy suy
luận như thế này thay vì cứu sống tám em trên mười nhờ vào dược thảo này thì 8
trên 10 trẻ em phải chết đi vì căn bệnh hiễm nghèo bạch cầu leukemia. Thí dụ
chúng ta sẽ không tìm ra những dược thảo khan hiếm khác vì rừng nhiệt đới sẽ dần
dà biến mất trong tương lai chỉ vì con người thì sao? Chúng ta đừng quên rằng
trên thế giới này 90 phần trăm nhân loại vẫn dùng dược thảo để chữa bệnh như
Đông Y (Traditional Medicine). Ở bắc Mỹ 25% toa thuốc chế biến từ dược thảo. Vào
những năm 2000 thuốc tiêu thụ từ dược thảo lên đến 4.5 tỉ đô la. Ngày nay trên
toàn thế giới lưu lượng dược thảo được bán ra hơn 40 tỉ đô la hàng năm chiết ra
từ 90 loại cây rừng nhiệt đới. 25% các
loại thuốc chống ung thư ngày nay trích ra từ dược thảo vùng nhiệt đới. Năm
1983 không một hãng hay cơ quan nào của Hoa Kỳ làm nghiên cứu về thảo dược mà
ngày nay có hơn 100 hãng thuốc đã lên dự án thiết lập nhiều chương trình nghiên
về thảo dược như Merck, Abbott, Bristol-Myers Squibb, Eli Lilly, Monsanto và Cơ
Quan chống Ung Thư Hoa Kỳ (US National Cancer Institute). Cơ quan này cho biết
có hơn 3.000 loại cây dùng để chữa trị ung thư trong đó 70% là dược thảo từ rừng
nhiệt đới. Chưa kể đến còn nhiều chất hóa học trong dược thảo chưa khám phá bởi
con người để chữa trị những căn bệnh hiểm nghèo như lao phổi (tuberculosis),
viêm gan, HIV, AIDS, v.v….mà có thể những hóa chất dược thảo này sẽ tìm được
trong rừng Amazon chăng…
Tương lai của rừng nhiệt đới Amazon.
Cái
lý do chính làm rừng Amazon hao mòn dần dà cũng vì đất đai quá rẻ, nhiều nhu cầu
từ nhập gỗ và thịt bò từ Trung quốc, Nhật và nhu cầu về dầu sinh học trên thế
giới càng ngày càng gia tăng khủng khiếp. Những lý do ấy làm Brasil trở nên một cường quốc
về lâm sản – rừng Amazon. Brasil là quốc
gia được xếp hạng nhất về xuất cảng bò, vải, càfé, đường, đậu nành và cam. Các
chủ đất (landowners) thấy đất đai của họ tăng giá hùn hụt từ 4 đến 5 lần mỗi thập
niên (decade). Thị trường đầy hứa hẹn ấy dẫn đến tình trạng phá rừng thê thảm
nhất là để khai thác trồng trọt dầu sinh học như soybean oil và palm oil.
Vấn
đề gây nên tệ nạn phá rừng cũng như cách giải quyết của nó đều dựa trên tiêu
chuẩn kinh tế cả. Chính phủ cần tiền để trang trải nợ nần, dân bản xứ cần tiền
để nuôi gia đình họ và công ty cần lợi nhuận để sinh tồn. Vấn đề tiền bạc làm
thế giới xoay quanh cái vòng lẩn quẩn… Điều này cũng có ngụ ý rằng người chủ rừng,
chính phủ và dân bản xứ sống trong rừng Amazon phải ý thức được vấn đề kinh tế thích
hợp mà không hẳn phải phá rừng làm kế sinh nhai. Có nhiều cơ quan và nhà nghiên
cứu chứng minh rằng nếu chúng ta làm dự án trồng trọt một cách thật khoa học tinh
vi như trồng dược thảo, trồng cây cao su, cây dầu (palm oil và soybean oil),
nuts và chocolate sẽ mang đến nhiều giá trị kinh tế lâu dài hơn là tàn phá rừng
để khai thác gỗ hay nuôi gia súc như hiện nay. Nếu giải pháp này thành công thì
mỗi acres rừng sẽ mang lại lợi tức 2,400$/acre ngược với $60/acre dùng làm gỗ
hay $400/acre nếu dùng làm nông trại nuôi gia súc. Đây không còn là giả thuyết
nữa. Brasil đang thực hành giải quyết này ngày nay.
Riêng hiện tượng hâm nóng hoàn cầu thì các quốc gia
tiên tiến cần có trách nhiệm lâu dài theo các nghị định Copenhagen đã thỏa
thuận. Vấn đề là các quốc gia tiến bộ ngày nay cần có những biện pháp thực tiển
để giảm lượng CO2 thoát ra không trung. Như vậy là đóng góp phần nào
về việc cứu vãn rừng nhiệt đới.
Mặc khác với kỹ thuật Internet bành trướng mạnh mẽ và
càng phổ thông trên thế giới, các trường trung học và đại học ở các nước tân
tiến dùng máy vi tính thay thế giấy hoặc dùng giấy tái tạo (recycled paper) làm
người tiêu thụ giảm lượng đáng kể giấy dùng và hi vọng sẽ giúp các khu rừng tồn
tại lâu hơn…
Nếu mỗi người trong
chúng ta ý thức được tầm vóc quan trọng của việc bảo vệ rừng, thì ta nên tiết
kiệm việc tiêu dùng gỗ bừa bãi, trong xây dựng cũng như trang trí nội thất,
thay thế bằng gỗ nhân tạo (MDF - Medium Density Fibreboard) hay tái tạo bền
vững (renewable & sustainable), bằng nhôm hay nhựa plastic, như thế chúng
ta đã cứu sống và duy trì lâu dài hơn những cánh rừng nhiệt đới và nó cũng giúp
cho môi trường thiên nhiên.
Nguyễn
Hồng Phúc (sưu tầm & nghiên cứu)
Tham
khảo:
[1] www.rain-tree.com/facts.htm
: The Disappearing Rainforest
[2] www.guardian.co.uk/environment/2009/mar/1/amazon-global-warning-trees
: Amazon could shrink by 85% due to climate change
[3] www.news.mongabay.com/2008/0801-amazon.html : Future
threat to the Amazon rainforest by Rhett A. Butler
[4]
The Healing Power of Rainforest Herbs by Leslie Taylor – Square One Publishers
Inc Garden City NY 11040 2004