Một đêm tối, biển lặng, cha mẹ tôi thấy yên lòng, cho những đứa
con ra khơi, nhà đối diện mặt biển sao mà không biết được biển lặng gió yên,
nhưng trong lòng cha mẹ tôi xốn xang vì biết rằng, những đứa con sẽ phải chia
tay trong sự bất an này.
Nếu ở lại thì sẽ chết
đói khát mà thôi, chết vì chấp nhận sự đàn áp và chèn ép, ăn uống từ những sự bố
thí của xã hội thời đó. Cả
nhà chúng tôi rất đói và khát, phải đào củ dại mọc hoang trong núi để lót dạ
qua ngày, loại củ nầy lại có độc tố nên trước khi nấu ăn mẹ tôi phải luộc và rửa
nhiều nước mai ra mới ăn được để mà sống. Chẳng khác gì kẻ xin
ăn, nhà đông con nhưng chúng tôi còn quá nhỏ, để hiểu hết sự nguy hiểm khi ra
khơi, ra đi là không còn đường quay lại. Tôi, cùng anh trai, cháu trai và cháu
gái bốn tuổi, nó mắc bệnh hở hàm ếch. Tôi cũng chẳng lớn hơn nó bao nhiêu tuổi,
rồi cùng nhau ra khơi trong đêm tối vắng lặng.
Lúc
ra bãi biển trước nhà, vì số người đi quá đông hơn dự tính nên tàu lớn phải bỏ
chạy ngay, nếu không ghe taxi cứ đổ tràn người lên tàu, chỉ tôi và cháu gái bị rơi rớt lại, một tay bơi, một
tay nách cháu gái bên hông nhưng không thể nào theo kịp họ, đành kêu cứu, lúc ấy
là ban đêm thì trời tối đen như mực, không ai thấy ai...Tuyệt vọng trước khi biết
mình sẽ chết đuối cùng đứa cháu, tôi chỉ biết khấn xin Đức Mẹ:...’’Mẹ ơi xin cứu
chúng con!’’ và đầu của hai dì cháu bắt đầu chìm dần dưới mặt nước, thì nhiệm mầu
thay hình như có đấng tối cao thầm giúp đỡ chúng tôi, một người bạn và ông anh
trai túm được tóc và đầu của tôi và kéo chúng tôi lên ghe lớn
Tàu đi đến một đảo hoang của Indonésie tên là đảo Khu-Khu, không có người cư ngụ trên đảo, chúng tôi sống theo thời đại Robinson, tìm được món gì thì ăn món đó, rồi lây lất qua ngày.
Tàu đi đến một đảo hoang của Indonésie tên là đảo Khu-Khu, không có người cư ngụ trên đảo, chúng tôi sống theo thời đại Robinson, tìm được món gì thì ăn món đó, rồi lây lất qua ngày.
Một
hôm, có tàu du lịch đi ngang qua thấy chúng tôi, mới báo cho cảnh sát Indonésie
hay và sau đó đưa tàu vào rước chúng tôi, rồi chúng tôi được đưa vào trại tỵ nạn
Galang. Vui mừng khôn tả vì
được thoát chết và cứu sống, chỉ biết rằng sau những ngày đêm trên biển rồi
cũng thấy bờ. Lên đến bờ, chúng tôi được ăn uống, sau phần phỏng vấn rồi đến phần
phân chia nơi ăn ở, rồi những ngày sống trên đảo, chúng tôi được phỏng vấn nhiều
lần và được cho đi định cư trên đất Pháp, mặc dù trong lòng anh em tôi muốn
sang Mỹ, vì anh lớn tôi đã định cư nơi ấy, có anh có em thì vẫn hay hơn. Nhưng
chúng tôi đành ra đi trong sự nuối tiếc không được biết xứ sở phồn hoa đô thị Mỹ
xa xôi. Đến Paris, xứ sở của ánh đèn màu, rồi cháu tôi được một bác sỹ giúp điều
trị cho căn bệnh hở hàm ếch này, vì nó còn quá nhỏ nên phải điều trị từ từ, nó
được điều trị trong vòng 18 năm. Những năm đầu mới
tới pháp hai dì cháu tiếng Tây không biết mà phải nằm nhà thương thì là cả vấn
đề khó khăn ...Rồi thời gian trôi qua mọi việc hầu như được sắp đặt sẵn, chúng
tôi bắt đầu đi học rồi làm việc và hòa nhập vào cuộc sống này từ những ngày đầu.
Sau thời gian giải phẫu, cháu tôi trở thành một cô gái xinh đẹp nhờ sự giải phẫu
tuyệt vời của Bác Sỹ Tây, ông là một ân nhân của chúng tôi, vì nhờ ông mà chúng
tôi định cư tại xứ sở này. Cuộc
sống bắt đầu từ đây.
Rồi năm tháng trôi qua với những thăng trầm cuộc sống, tất cả chúng tôi phải vật
lộn với nó mới có được sự an ổn hôm nay, anh tôi thành công lắm nơi xứ sở này, cháu
trai vẫn sống ở Paris từ ngày tới Pháp, hiện có vợ người pháp và được ba cháu
trai, tôi có gia đình cùng ba đứa con
ngoan, hạnh phúc những ngày nơi xứ khách, nhưng cũng không khỏi bùi ngùi, bỏ lại
người thân, chia tay cha mẹ tôi. Rồi lại chị gái tôi trong sự bùi ngùi khó tả,
những ngày tha hương những năm tháng sau chiến tranh, làm cho chúng ta không khỏi
chạnh lòng khi nhớ đến. Nó xa nhưng rất gần khi những ngày chiến tranh kết
thúc, biết bao mảnh đời bất hạnh sau những cuộc chia tay đầy nước mắt.
Cuộc đời là thế đấy,
chúng tôi có ước muốn sống một nơi có tất cả anh em, nhưng rồi ước mơ ấy chỉ thực
hiện được một phần là sẽ thăm lại người thân nơi xa xôi chứ không cùng chung sống
với nhau trong một cộng đồng. Cuộc chia tay nào cũng mang vết thương lòng, nó hằn
lên trong tim chúng ta khi được nhắc đến, chúng ta khó thể quên được những cuộc
chia tay trong nước mắt để rồi vĩnh viễn sống tha hương mong ngày được ra đi
nơi chôn nhau cắt rốn.
Chshd châu Âu Nguyễn
Thiện Huấn